Biên bản chiến tranh 1.2.3.4.75 của tác giả Trần Mai Hạnh

Bắt đầu từ Noel năm 1974, cơn bão Jidy đã qua nhưng Sài Gòn vẫn đang nằm trong tâm bão. Tâm bão của cuộc chiến.
Sài Gòn chông chênh.
Cuộc gặp của tư sản người Hoa Lý Long Thần với các trung tướng: Dư Quốc Đống, Đồng Văn Khuyên, Nguyễn Văn Toàn. “Ông vua sắt thép và bông vải sợi của toàn miền Nam” đã bắt đầu nghe văng vẳng lời cầu nguyện tuyệt vọng cho cả tỉnh lỵ Phước Long. Tỉnh lỵ đầu tiên nằm ngay trong vành đai bảo vệ Sài Gòn không còn đủ giá trị chiến lược trong mắt Thiệu cũng như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Xơlexinhgiơ.
Mặc cho lệnh tổng động viên ráo riết của chính quyền Thiệu, bản cáo trạng tố cáo Thiệu đã được viết bới chính phong trào nhân dân Sài Gòn.
Đêm ngày 12/3/1975, 11 giờ 21 phút, Thiệu lệnh cho Cao Văn Viên soạn thảo bức công điện mang tay tuyệt mật số BVS.8.162-TTM-T3.41 để gửi cho Phạm Văn Phú. Bức điện nực cười bên cạnh bức công điện “Lệnh tử thủ Buôn Ma Thuột”. 12 giờ, Thiệu nhấc điện thoại gọi trực tiếp cho Viên, Quang, Khiêm – ba thành viên thân tín nhất của Hội đồng An ninh quốc gia đến họp gấp. Theo tính toán của Thiệu: “Nghe tin Tổng thống, Thủ tướng và Tổng tham mưu trưởng đến tận nơi duyệt xét tình hình chiến sự tại Quân khu 2, cộng sản sẽ lầm tưởng ta quyết chiến ở Tây Nguyên. Đúng lúc ấy ta rút toàn bộ lực lượng ở Pleiku, Kontum về. Mấy ngày sau cộng sản có phát hiện được ta cũng đã về tới ven biển rồi!”. Tuy nhiên, 5 ngày sau, đến cả báo chí nước ngoài cũng đã biết: Buôn Ma Thuột thất thủ.
Huế ngợp thở
Đà Nẵng thì điên loạn và sụp đổ
Nha Trang tắt thở. Quân đoàn 2 bị xóa sổ.
Trong cuộc gặp cuối cùng trước khi cất cánh rời khỏi Sài Gòn, Uâyen gặp Thiệu để bàn về hành động nhân đạo cứu giúp người tị nạn.
Lãnh đạo một chính quyền “bán đấu giá”, Thiệu như ngọn đèn trước gió đã không còn dám lì lợm bám lấy quyền bính như trước.
Khi hay tin về Dinh Độc Lập bị ném bom, bài diễn văn hoa mỹ của tổng thống Mỹ G. Pho lại bỏ rơi “người bạn đồng minh cồng kềnh”. Sài Gòn tập trung cho sự kháng cự cuối cùng một cách tuyệt vọng và hoảng loạn.

Cuốn sách Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 gồm 19 lát cắt khắc họa nên hình ảnh của Sài Gòn trong những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến. Qúa trình hoang mang, tan rã và sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp phụ lục gồm 21 tài liệu tham khảo nguyên bản được in toàn văn. Trong đó có nhiều tư liệu cụ thể từ phía bên kia và được chính họ thừa nhận.
Trong hai năm, tác phẩm liên tiếp giành được những giải thưởng danh giá trong nước và khu vực: Gỉai thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015.

Sách BIÊN BẢN CHIẾN TRANH 1-2-3-4.75 và bản dịch tiếng Anh A WAR ACCOUNT 1-2-3-4.75 do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành
Link đặt sách: https://sachsuthattphcm.com.vn/…/a-war-account-1-2-3-4-75-…/

?Mọi chi tiết xin liên hệ:
Nhà sách Sự thật – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
? 72 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP. HCM
? https://sachsuthattphcm.com.vn/
?02839325400 – 39325410