Có được một Đàng Trong phát triển đủ sức đối đầu với Đàng Ngoài nhưng cũng từ đó đã tạo nên thế đất nước bị chia cắt. Trong nỗi đau bị áp bức và chia cắt đó, phong trào Tây Sơn ra đời đã xóa bỏ ranh giới sông Gianh, tái lập nền thống nhất đất nước. Nhưng mọi sự chuẩn bị để một nước Đại Việt thống nhất và thịnh vượng của vua Quang Trung đành phải dở dang sau khi nhà vua qua đời khi tuổi chưa đầy 40 (1792). Trên cơ sở đó, 10 năm sau, Nguyễn Ánh thành lập vương chiều Nguyễn, người kế tục sự nghiệp của chúa Nguyễn nay đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Các chúa Nguyễn có công mở nước, Tây Sơn và nhà Nguyễn có công thống nhất đất nước để Việt Nam có lãnh thổ của ngày hôm nay mà bước khởi đầu được tạo lập là Phú Yên vào năm 1611, lúc Nguyễn Hoàng còn đóng đô tại Dinh Cát, Quảng Trị. Với ý nghĩa đó, ngày 25-9-2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học Quảng Trị – Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613), Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị phối hợp tổ chức và chịu trách nhiệm về nội dung hội thảo.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tham gia Hội thảo, chúng tôi đã chọn một số bài cùng một số bài đã đăng trên tạp chí Huế – Xưa và Nay, và bổ sung một số bài mới phù hợp với chủ đề cuốn sách Nguyễn Hoàng – Người mở cõi để xuất bản nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc ở trong và ngoài nước.
Nguyễn Hoàng – Người mở cõi
Còn hàng
Có được một Đàng Trong phát triển đủ sức đối đầu với Đàng Ngoài nhưng cũng từ đó đã tạo nên thế đất nước bị chia cắt. Trong nỗi đau bị áp bức và chia cắt đó, phong trào Tây Sơn ra đời đã xóa bỏ ranh giới sông Gianh, tái lập nền thống nhất đất nước. Nhưng mọi sự chuẩn bị để một nước Đại Việt thống nhất và thịnh vượng của vua Quang Trung đành phải dở dang sau khi nhà vua qua đời khi tuổi chưa đầy 40 (1792). Trên cơ sở đó, 10 năm sau, Nguyễn Ánh thành lập vương chiều Nguyễn, người kế tục sự nghiệp của chúa Nguyễn nay đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Các chúa Nguyễn có công mở nước, Tây Sơn và nhà Nguyễn có công thống nhất đất nước để Việt Nam có lãnh thổ của ngày hôm nay mà bước khởi đầu được tạo lập là Phú Yên vào năm 1611, lúc Nguyễn Hoàng còn đóng đô tại Dinh Cát, Quảng Trị. Với ý nghĩa đó, ngày 25-9-2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học Quảng Trị – Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 1613), Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị phối hợp tổ chức và chịu trách nhiệm về nội dung hội thảo.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tham gia Hội thảo, chúng tôi đã chọn một số bài cùng một số bài đã đăng trên tạp chí Huế – Xưa và Nay, và bổ sung một số bài mới phù hợp với chủ đề cuốn sách Nguyễn Hoàng – Người mở cõi để xuất bản nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc ở trong và ngoài nước.
Chưa có đánh giá nào.