Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam

(đánh giá) 86 đã bán
Mã: 8935279108749 Danh mục: Từ khóa: , Tác giả: Năm xuất bản: Số trang: Cân nặng: 200gCao: 2cm - Dài: 20.5cm - Rộng: 14.5cm NXB:Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
- Giá bìa: 55.000 -25%
- Tiết kiệm: 13.750 
41.250 

Còn hàng






    Mua trên Shopee

    Nằm trong khu vực Biển Đông, biển Việt Nam giàu, đẹp và có vị thế địa chiến lược đặc biệt quan trọng; cung cấp tiềm năng to lớn và tạo tiền đề cho nước ta phát triển kinh tế biển bền vững. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò đặc biệt của kinh tế biển trong chiến lược phát triển và bảo đảm các quyền và lợi ích biển, đảo của đất nước. Điều này được đề cập trong Nghị quyết số 09/2007/NQ-TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục được nhấn mạnh, cụ thể hóa trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 22/10/2018 về “Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

    Nhằm góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW nói trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã kịp thời xuất bản cuốn sách Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi chủ biên. Cuốn sách dày 245 trang, được cấu trúc thành 4 chương. Chương I giới thiệu khái quát về vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển của xã hội loài người; và vai trò, vị thế của Biển Đông trên bình đồ thế giới và khu vực. Chương II trình bày vị thế, tiềm năng biển, đảo Việt Nam theo góc nhìn liên kết không gian giữa một “Việt Nam biển” và một “Việt Nam đất liền”. Chương III mô tả hoạt động và hiệu quả của một số lĩnh vực kinh tế biển, trên cơ sở đó phân tích các tác động chủ yếu đến tài nguyên và môi trường biển ở nước ta hiện nay.Chương IV trình bày thực trạng công tác quản lý biển, đảo ở Việt Nam hiện nay và khuyến nghị một số giải pháp hướng tới phát triển bền vững kinh tế biển theo tinh thần của Nghị quyết 36 nói trên.

    Thông qua 4 chương của cuốn sách, bằng cách viết đơn giản, dễ hiểu, với các thông tin cập nhật và cách tiếp cận hệ thống, các tác giả muốn gửi gắm các thông điệp mới, tầm nhìn mới và những hiểu biết mới về quản lý bền vững đại dương, Biển Đông, biển Việt Nam, cũng như cố gắng chuyển tải tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cuốn sách không tập trung mô tả địa lý các dạng tài nguyên và hiện trạng môi trường biển Việt Nam, mà đặt các vấn đề tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo trong mối quan hệ qua lại với phát triển bền vững (PTBV) kinh tế biển, với quản lý nhà nước về biển trong bối cảnh quốc tế và khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Biển Đông và biển nước ta vẫn còn tiềm ẩn những dạng tài nguyên mới, chưa biết đến hoặc chưa khai thác tương xứng với tiềm năng. Đáng kể là các dạng tài nguyên phi vật chất như các giá trị chức năng và dịch vụ của các hệ sinh thái biển, ven biển và đảo, giá trị vị thế của các mảng không gian/vùng biển, v.v.. Ngoài ra, vùng biển nước ta có triển vọng tìm thấy một số dạng tài nguyên biển khác như băng cháy (gas hydrate metan), năng lượng biển, năng lượng gió và mặt trời, phốtphorit, kết hạch đa kim, bùn khoáng và nguồn địa nhiệt.

    Mục đích chung của cuốn sách là cung cấp các thông tin chính thức về biển, đảo và các vấn đề tài nguyên, môi trường biển, đảo của Việt Nam liên quan tới PTBV. Hiện nay, trong nhận thức của xã hội không ít thông tin về biển, đảo nước ta còn được hiểu rất khác nhau, thậm chí còn sai lệch. Bởi thế, cuốn sách cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích để cùng nhau có cách hiểu thống nhất, đúng đắn về mặt khoa học, phù hợp với thực tiễn lịch sử và pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước Luật biển 1982) đối với các vấn đề biển, đảo của nước ta trong bối cảnh hiện nay ở Biển Đông. Cụ thể, cuốn sách giúp:

    – Cung cấp thông tin về vị thế và tiềm năng của đại dương, của Biển Đông trên bình đồ chiến lược toàn cầu và khu vực; về bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

    – Cung cấp thông tin về tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội và thách thức đối với PTBV kinh tế biển nước ta dựa trên nền tảng của kinh tế biển xanh và tăng trưỏng xanh.

    – Quán triệt chủ trương, quan điểm chiến lược và các giải pháp cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong PTBV kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Cuốn sách cũng cung cấp những kiến thức cơ bản về tiềm năng, lợi thế của đại dương và Biển Đông (yếu tố bối cảnh) với sự nghiệp PTBV biển của các quốc gia trên thế giới và khu vực; thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đảo ở Việt Nam và các tác động chủ yếu của chúng, cũng như các nỗ lực quản lý bền vững biển, đảo nước ta thời gian qua. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức về PTBV biển, đảo Việt Nam nói chung và kinh tế biển nói riêng, cũng như chuyển tải một phần thông tin liên quan tới các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông (trục xã hội trong PTBV). Theo đó, nhấn mạnh đến các quyền đối với các nguồn tài nguyên biển, nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển, đảo; chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cụ thể ở Biển Đông. Thông qua đó, các tác giả cuốn sách mong muốn góp phần nhỏ trong việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

    Đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy trong số những lợi ích mà biển và đại dương mang lại, các yếu tố tài nguyên và môi trường biển đóng vai trò “xúc tác” đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là “nguồn vốn tự nhiên biển” quý giá của loài người và là các nguồn lực cho PTBV kinh tế biển của các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Bảo đảm sự “trường tồn của biển cả” sẽ duy trì được nguồn vốn tự nhiên biển nói trên cho kinh tế biển bền vững ở nước ta và giữ được “nơi nương tựa” sinh kế cho các cộng đồng dân cư nghèo sống ở ven biển và trên các đảo. Đặc biệt đối với một quốc gia có xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, thì cách tiếp cận PTBV kinh tế biển nói trên lại càng đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Các tác giả cuốn sách cũng cho rằng ngoài việc bảo đảm an ninh chủ quyền trên biển, chúng ta còn phải chú trọng bảo đảm “an ninh môi trường – sinh thái” vùng biển và phải xem đây là hai mặt của một vấn đề. Nói cách khác, quản lý bền vững biển, đảo phải là ưu tiên hàng đầu trong PTBV kinh tế biển nước ta trong thời gian tới.

    Ngoài ra, đọc cuốn sách này, bạn đọc làm công tác truyền thông, thầy, cô giáo có trách nhiệm giáo dục trong các nhà trường về biển, đảo Việt Nam có thể dễ dàng lựa chọn, tham khảo các thông tin liên quan trong quá trình biên soạn các bài giảng tập huấn, tuyên truyền về biển, đảo theo yêu cầu của ngành, địa phương và phù hợp với từng đối tượng truyền thông. Nhìn từ góc độ như trên, cuốn sách còn là nguồn thông tin khá toàn diện và cập nhật về tài nguyên và môi trường biển, đảo, và các thách thức đối với PTBV kinh tế biển ở nước ta trong thời gian tới. Qua đó, bạn đọc có thể hiểu thêm tinh thần cơ bản “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới.

    Bên cạnh những lợi thế so sánh về tài nguyên nói trên, hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém. Cho nên, nước ta đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: cạn kiệt tài nguyên biển, ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, về quản lý phát triển ảnh hưởng đến tính bền vững của các vùng biển, đảo. Ngoài ra, vùng ven biển, biển và đảo nước ta còn thường xuyên hứng chịu các rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương và các sự cố môi trường do con người với tần suất ngày càng dày hơn, khốc liệt hơn và cực đoan hơn. Đặc biệt, các tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực Biển Đông có biểu hiện ngày càng căng thẳng, phức tạp, khó lường sẽ tiếp tục là một thách thức lớn và dài hạn đối với phát triển kinh tế biển bền vững và sự nghiệp bảo vệ các quyền và lợi ích biển, đảo, trong đó có chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển của nước ta. Các khó khăn, thách thức nói trên cũng được cuốn sách này phản ánh khá đầy đủ.

    Đề cập cuốn sách này, không thể không nói về tập thể tác giả cuốn sách, những người đã dành tâm huyết và tình yêu với biển, đảo; dành thời gian quý báu cho việc biên soạn và bảo đảm tiến độ theo yêu cầu xuất bản. Đó là: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi – Giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường biển thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; TS. Nguyễn Hải Ninh – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Đắk Lắk.

    Hy vọng cuốn sách sớm đến với bạn đọc gần xa.Đông Hải

    Đánh giá Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam
    0.0 Đánh giá trung bình
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam

    Chưa có đánh giá nào.

    Mô tả

    Nằm trong khu vực Biển Đông, biển Việt Nam giàu, đẹp và có vị thế địa chiến lược đặc biệt quan trọng; cung cấp tiềm năng to lớn và tạo tiền đề cho nước ta phát triển kinh tế biển bền vững. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò đặc biệt của kinh tế biển trong chiến lược phát triển và bảo đảm các quyền và lợi ích biển, đảo của đất nước. Điều này được đề cập trong Nghị quyết số 09/2007/NQ-TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và tiếp tục được nhấn mạnh, cụ thể hóa trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 22/10/2018 về “Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

    Nhằm góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW nói trên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã kịp thời xuất bản cuốn sách Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi chủ biên. Cuốn sách dày 245 trang, được cấu trúc thành 4 chương. Chương I giới thiệu khái quát về vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển của xã hội loài người; và vai trò, vị thế của Biển Đông trên bình đồ thế giới và khu vực. Chương II trình bày vị thế, tiềm năng biển, đảo Việt Nam theo góc nhìn liên kết không gian giữa một “Việt Nam biển” và một “Việt Nam đất liền”. Chương III mô tả hoạt động và hiệu quả của một số lĩnh vực kinh tế biển, trên cơ sở đó phân tích các tác động chủ yếu đến tài nguyên và môi trường biển ở nước ta hiện nay.Chương IV trình bày thực trạng công tác quản lý biển, đảo ở Việt Nam hiện nay và khuyến nghị một số giải pháp hướng tới phát triển bền vững kinh tế biển theo tinh thần của Nghị quyết 36 nói trên.

    Thông qua 4 chương của cuốn sách, bằng cách viết đơn giản, dễ hiểu, với các thông tin cập nhật và cách tiếp cận hệ thống, các tác giả muốn gửi gắm các thông điệp mới, tầm nhìn mới và những hiểu biết mới về quản lý bền vững đại dương, Biển Đông, biển Việt Nam, cũng như cố gắng chuyển tải tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cuốn sách không tập trung mô tả địa lý các dạng tài nguyên và hiện trạng môi trường biển Việt Nam, mà đặt các vấn đề tài nguyên, môi trường và chủ quyền biển đảo trong mối quan hệ qua lại với phát triển bền vững (PTBV) kinh tế biển, với quản lý nhà nước về biển trong bối cảnh quốc tế và khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Biển Đông và biển nước ta vẫn còn tiềm ẩn những dạng tài nguyên mới, chưa biết đến hoặc chưa khai thác tương xứng với tiềm năng. Đáng kể là các dạng tài nguyên phi vật chất như các giá trị chức năng và dịch vụ của các hệ sinh thái biển, ven biển và đảo, giá trị vị thế của các mảng không gian/vùng biển, v.v.. Ngoài ra, vùng biển nước ta có triển vọng tìm thấy một số dạng tài nguyên biển khác như băng cháy (gas hydrate metan), năng lượng biển, năng lượng gió và mặt trời, phốtphorit, kết hạch đa kim, bùn khoáng và nguồn địa nhiệt.

    Mục đích chung của cuốn sách là cung cấp các thông tin chính thức về biển, đảo và các vấn đề tài nguyên, môi trường biển, đảo của Việt Nam liên quan tới PTBV. Hiện nay, trong nhận thức của xã hội không ít thông tin về biển, đảo nước ta còn được hiểu rất khác nhau, thậm chí còn sai lệch. Bởi thế, cuốn sách cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích để cùng nhau có cách hiểu thống nhất, đúng đắn về mặt khoa học, phù hợp với thực tiễn lịch sử và pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước Luật biển 1982) đối với các vấn đề biển, đảo của nước ta trong bối cảnh hiện nay ở Biển Đông. Cụ thể, cuốn sách giúp:

    – Cung cấp thông tin về vị thế và tiềm năng của đại dương, của Biển Đông trên bình đồ chiến lược toàn cầu và khu vực; về bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

    – Cung cấp thông tin về tiềm năng, thế mạnh, các cơ hội và thách thức đối với PTBV kinh tế biển nước ta dựa trên nền tảng của kinh tế biển xanh và tăng trưỏng xanh.

    – Quán triệt chủ trương, quan điểm chiến lược và các giải pháp cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong PTBV kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Cuốn sách cũng cung cấp những kiến thức cơ bản về tiềm năng, lợi thế của đại dương và Biển Đông (yếu tố bối cảnh) với sự nghiệp PTBV biển của các quốc gia trên thế giới và khu vực; thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đảo ở Việt Nam và các tác động chủ yếu của chúng, cũng như các nỗ lực quản lý bền vững biển, đảo nước ta thời gian qua. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức về PTBV biển, đảo Việt Nam nói chung và kinh tế biển nói riêng, cũng như chuyển tải một phần thông tin liên quan tới các quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông (trục xã hội trong PTBV). Theo đó, nhấn mạnh đến các quyền đối với các nguồn tài nguyên biển, nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển, đảo; chủ trương giải quyết các vấn đề trên biển của Việt Nam hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cụ thể ở Biển Đông. Thông qua đó, các tác giả cuốn sách mong muốn góp phần nhỏ trong việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

    Đọc cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy trong số những lợi ích mà biển và đại dương mang lại, các yếu tố tài nguyên và môi trường biển đóng vai trò “xúc tác” đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là “nguồn vốn tự nhiên biển” quý giá của loài người và là các nguồn lực cho PTBV kinh tế biển của các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Bảo đảm sự “trường tồn của biển cả” sẽ duy trì được nguồn vốn tự nhiên biển nói trên cho kinh tế biển bền vững ở nước ta và giữ được “nơi nương tựa” sinh kế cho các cộng đồng dân cư nghèo sống ở ven biển và trên các đảo. Đặc biệt đối với một quốc gia có xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, thì cách tiếp cận PTBV kinh tế biển nói trên lại càng đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Các tác giả cuốn sách cũng cho rằng ngoài việc bảo đảm an ninh chủ quyền trên biển, chúng ta còn phải chú trọng bảo đảm “an ninh môi trường – sinh thái” vùng biển và phải xem đây là hai mặt của một vấn đề. Nói cách khác, quản lý bền vững biển, đảo phải là ưu tiên hàng đầu trong PTBV kinh tế biển nước ta trong thời gian tới.

    Ngoài ra, đọc cuốn sách này, bạn đọc làm công tác truyền thông, thầy, cô giáo có trách nhiệm giáo dục trong các nhà trường về biển, đảo Việt Nam có thể dễ dàng lựa chọn, tham khảo các thông tin liên quan trong quá trình biên soạn các bài giảng tập huấn, tuyên truyền về biển, đảo theo yêu cầu của ngành, địa phương và phù hợp với từng đối tượng truyền thông. Nhìn từ góc độ như trên, cuốn sách còn là nguồn thông tin khá toàn diện và cập nhật về tài nguyên và môi trường biển, đảo, và các thách thức đối với PTBV kinh tế biển ở nước ta trong thời gian tới. Qua đó, bạn đọc có thể hiểu thêm tinh thần cơ bản “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới.

    Bên cạnh những lợi thế so sánh về tài nguyên nói trên, hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo ở nước ta còn bộc lộ những mặt hạn chế, yếu kém. Cho nên, nước ta đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: cạn kiệt tài nguyên biển, ô nhiễm và suy thoái môi trường biển, về quản lý phát triển ảnh hưởng đến tính bền vững của các vùng biển, đảo. Ngoài ra, vùng ven biển, biển và đảo nước ta còn thường xuyên hứng chịu các rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu, biến đổi đại dương và các sự cố môi trường do con người với tần suất ngày càng dày hơn, khốc liệt hơn và cực đoan hơn. Đặc biệt, các tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong khu vực Biển Đông có biểu hiện ngày càng căng thẳng, phức tạp, khó lường sẽ tiếp tục là một thách thức lớn và dài hạn đối với phát triển kinh tế biển bền vững và sự nghiệp bảo vệ các quyền và lợi ích biển, đảo, trong đó có chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng biển của nước ta. Các khó khăn, thách thức nói trên cũng được cuốn sách này phản ánh khá đầy đủ.

    Đề cập cuốn sách này, không thể không nói về tập thể tác giả cuốn sách, những người đã dành tâm huyết và tình yêu với biển, đảo; dành thời gian quý báu cho việc biên soạn và bảo đảm tiến độ theo yêu cầu xuất bản. Đó là: PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi – Giảng viên, nghiên cứu viên cao cấp của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường biển thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; TS. Nguyễn Hải Ninh – Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Đắk Lắk.

    Hy vọng cuốn sách sớm đến với bạn đọc gần xa.Đông Hải

    Đánh giá Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam
    0.0 Đánh giá trung bình
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Quản lý bền vững biển, đảo Việt Nam

    Chưa có đánh giá nào.