Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam

(đánh giá) 58 đã bán
Mã: KP_221955927 Danh mục: Từ khóa: , Tác giả: Năm xuất bản: Số trang: Cân nặng: 200gCao: 2cm - Dài: 13cm - Rộng: 19cm NXB:Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
- Giá bìa: 68.000 -30%
- Tiết kiệm: 20.400 
47.600 

Còn hàng






    Mua trên Shopee

    Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng đến là tối đa hóa lợi nhuận. Để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp trên thị trường phải cạnh tranh với nhau hoặc cạnh tranh giữa một doanh nghiệp với nhóm doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cạnh tranh giúp cho nền kinh tế lớn mạnh hơn, góp phần phân bổ lại các nguồn lực kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể phải rời khỏi thương trường không phải do kinh doanh không hiệu quả mà là kết cục của một chiến lược thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh, hạn chế khả năng hành động độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Thỏa thuận sử dụng giá là công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bản chất của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là giả lập vị trí của doanh nghiệp độc quyền và hành động theo cách của doanh nghiệp độc quyền. Mặt khác, bằng việc cộng gộp sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng giúp cho doanh nghiệp có thể cùng nhau thực hiện những hoạt động mang tính thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá, bảo đảm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực một cách có hiệu quả, đồng thời, khuyến khích các thỏa thuận có vai trò thúc đẩy nền kinh tế.

    Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá trên thế giới cũng như quy định hiện hành ở Việt Nam về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam” của TS. Phạm Hoài Huấn. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, được sự hỗ trợ từ chương trình HR2020 của Quỹ Marie Skłodowska-Curie theo thỏa thuận No. 734712. Bên cạnh những lý thuyết chung về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, cuốn sách cũng tập trung trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, qua đó đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Ngoài ra, nội dung cuốn sách cũng cập nhật những quy định mới liên quan đến pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam, trong đó có Luật Cạnh tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

    Đánh giá Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam
    0.0 Đánh giá trung bình
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam

    Chưa có đánh giá nào.

    Mô tả

    Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng đến là tối đa hóa lợi nhuận. Để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp trên thị trường phải cạnh tranh với nhau hoặc cạnh tranh giữa một doanh nghiệp với nhóm doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cạnh tranh giúp cho nền kinh tế lớn mạnh hơn, góp phần phân bổ lại các nguồn lực kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể phải rời khỏi thương trường không phải do kinh doanh không hiệu quả mà là kết cục của một chiến lược thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh, hạn chế khả năng hành động độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Thỏa thuận sử dụng giá là công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bản chất của các thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh là giả lập vị trí của doanh nghiệp độc quyền và hành động theo cách của doanh nghiệp độc quyền. Mặt khác, bằng việc cộng gộp sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng giúp cho doanh nghiệp có thể cùng nhau thực hiện những hoạt động mang tính thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường. Những vấn đề này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý cạnh tranh của các quốc gia trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá, bảo đảm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực một cách có hiệu quả, đồng thời, khuyến khích các thỏa thuận có vai trò thúc đẩy nền kinh tế.

    Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức pháp lý về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá trên thế giới cũng như quy định hiện hành ở Việt Nam về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam” của TS. Phạm Hoài Huấn. Cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu, được sự hỗ trợ từ chương trình HR2020 của Quỹ Marie Skłodowska-Curie theo thỏa thuận No. 734712. Bên cạnh những lý thuyết chung về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, cuốn sách cũng tập trung trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật của Việt Nam về kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, qua đó đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật cạnh tranh. Ngoài ra, nội dung cuốn sách cũng cập nhật những quy định mới liên quan đến pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá tại Việt Nam, trong đó có Luật Cạnh tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

    Đánh giá Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam
    0.0 Đánh giá trung bình
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Pháp luật kiểm soát thỏa thuận sử dụng giá – Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam

    Chưa có đánh giá nào.