Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp

(đánh giá) 108 đã bán
Mã: KP_556602596 Danh mục: Từ khóa: Tác giả: Cân nặng: 0.1gCao: 2cm - Dài: 13cm - Rộng: 19cm NXB:Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
- Giá bìa: 83.000 -25%
- Tiết kiệm: 20.750 
62.250 

Hết hàng






    Mua trên Shopee

    Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất đề nghị theo thủ tục hành chính do pháp luật khiếu nại quy định chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ở Việt Nam, khiếu nại về đất đai theo thủ tục hành chính được người sử dụng đất ưu tiên lựa chọn như là phương tiện pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Thực tiễn chứng minh rằng, giải quyết khiếu nại về đất đai không những đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mà còn là kênh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai, bảo đảm pháp luật đất đai được tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm minh. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Đây là vấn đề “nóng”, có tính thời sự, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Khiếu nại về đất đai đang ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là tại một số địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội cao, có nhiều dự án, công trình quan trọng được triển khai liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc giải quyết khiếu nại ở một số địa phương đôi khi còn nhiều bất cập dẫn đến có hiện tượng lôi kéo, kích động tụ tập đông người để gây sức ép với cơ quan có thẩm quyền; xuất hiện tình trạng phức tạp, khiếu nại kéo dài, vượt cấp…

    Nhằm cung cấp cho bạn đọc những nội dung lý luận, pháp lý cơ bản cũng như thực trạng và giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp” của TS. Võ Phan Lê Nguyễn. Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống của cá nhân tác giả, góp phần phác họa bức tranh tương đối rõ nét về những vấn đề “nóng” trong giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam. Tác giả trên quan điểm cá nhân của mình cũng đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

     

    LỜI GIỚI THIỆU

    Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Trong thời kỳ đổi mới, pháp luật đã mạnh dạn trao quyền và ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất nhằm bảo đảm từng thửa đất được khai thác, sử dụng hiệu quả. Nhà nước đã giảm dần hoạt động can thiệp vào quyền sử dụng đất của chủ thể được trao quyền, để chuyển sang việc hoạch định chính sách đất đai nhằm bảo đảm đất đai được bảo vệ, quản lý, sử dụng theo đúng định hướng. Sự đổi mới theo hướng này đã phát huy hiệu quả to lớn trên thực tiễn, đất đai được khôi phục giá trị thật của nó, tạo nguồn lực để đất nước phát triển.

    Có thể nói, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới nên pháp luật về đất đai cũng phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp. Pháp luật về đất đai và hệ thống pháp luật liên quan ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Một khi pháp luật – công cụ quản lý cốt lõi thay đổi thì hoạt động quản lý cũng có sự thay đổi nhằm bảo đảm tính tương thích. Tuy nhiên, trong thực tiễn, pháp luật về đất đai vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Cụ thể, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều yếu kém, tư duy can thiệp sâu vào quyền được trao cho người sử dụng đất của các chủ thể quản lý nhà nước vẫn còn tồn tại. Tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng, phân phối đất đai, sự lạm quyền của cán bộ, công chức hay tình trạng tham nhũng về đất đai… vẫn còn xảy ra. Từ đó, tình trạng khiếu nại về đất đai diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí gay gắt, phức tạp. Trong bức tranh chung về khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta thì số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm một tỷ lệ lớn (tương đương 70%) và diễn biến phức tạp, nhất là số vụ việc khiếu nại đông người liên quan đến đất đai, nhà ở, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

    Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất đã sử dụng quyền khiếu nại – quyền chính trị, pháp lý cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có cơ sở cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể trong quá trình thực thi quyền quản lý nhà nước về đất đai vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, đây cũng là một hình thức trực tiếp tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

    Cuốn sách Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp do Tiến sĩ Võ Phan Lê Nguyễn biên soạn là kết quả của hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn nhiều năm của tác giả, vừa mang tính lý luận, vừa là những tổng kết thực tiễn quan trọng về vấn đề trên. Cuốn sách đã làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm khoa học, đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai là hệ thống các yếu tố hợp thành, tác động lẫn nhau theo một cách thức đã định sẵn trong quá trình tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của người sử dụng đất. Trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền khiếu nại của người sử dụng đất và hiệu quả giải quyết khiếu nại của các chủ thể có thẩm quyền. Do đó, cuốn sách này có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và những người làm công tác thực tiễn.

    Với tất cả ý nghĩa đó, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp của Tiến sĩ Võ Phan Lê Nguyễn với đông đảo bạn đọc.

    PGS.TS. NGUYỄN CỬU VIỆT

    (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật –

    Đại học Quốc gia Hà Nội)

    Đánh giá Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp
    0.0 Đánh giá trung bình
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp

    Chưa có đánh giá nào.

    Mô tả

    Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất đề nghị theo thủ tục hành chính do pháp luật khiếu nại quy định chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ở Việt Nam, khiếu nại về đất đai theo thủ tục hành chính được người sử dụng đất ưu tiên lựa chọn như là phương tiện pháp lý hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Thực tiễn chứng minh rằng, giải quyết khiếu nại về đất đai không những đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mà còn là kênh kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai, bảo đảm pháp luật đất đai được tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm minh. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Đây là vấn đề “nóng”, có tính thời sự, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Khiếu nại về đất đai đang ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là tại một số địa phương có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội cao, có nhiều dự án, công trình quan trọng được triển khai liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc giải quyết khiếu nại ở một số địa phương đôi khi còn nhiều bất cập dẫn đến có hiện tượng lôi kéo, kích động tụ tập đông người để gây sức ép với cơ quan có thẩm quyền; xuất hiện tình trạng phức tạp, khiếu nại kéo dài, vượt cấp…

    Nhằm cung cấp cho bạn đọc những nội dung lý luận, pháp lý cơ bản cũng như thực trạng và giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp” của TS. Võ Phan Lê Nguyễn. Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống của cá nhân tác giả, góp phần phác họa bức tranh tương đối rõ nét về những vấn đề “nóng” trong giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam. Tác giả trên quan điểm cá nhân của mình cũng đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

    Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

     

    LỜI GIỚI THIỆU

    Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Trong thời kỳ đổi mới, pháp luật đã mạnh dạn trao quyền và ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất nhằm bảo đảm từng thửa đất được khai thác, sử dụng hiệu quả. Nhà nước đã giảm dần hoạt động can thiệp vào quyền sử dụng đất của chủ thể được trao quyền, để chuyển sang việc hoạch định chính sách đất đai nhằm bảo đảm đất đai được bảo vệ, quản lý, sử dụng theo đúng định hướng. Sự đổi mới theo hướng này đã phát huy hiệu quả to lớn trên thực tiễn, đất đai được khôi phục giá trị thật của nó, tạo nguồn lực để đất nước phát triển.

    Có thể nói, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới nên pháp luật về đất đai cũng phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp. Pháp luật về đất đai và hệ thống pháp luật liên quan ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Một khi pháp luật – công cụ quản lý cốt lõi thay đổi thì hoạt động quản lý cũng có sự thay đổi nhằm bảo đảm tính tương thích. Tuy nhiên, trong thực tiễn, pháp luật về đất đai vẫn còn những bất cập, hạn chế nhất định. Cụ thể, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều yếu kém, tư duy can thiệp sâu vào quyền được trao cho người sử dụng đất của các chủ thể quản lý nhà nước vẫn còn tồn tại. Tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng, phân phối đất đai, sự lạm quyền của cán bộ, công chức hay tình trạng tham nhũng về đất đai… vẫn còn xảy ra. Từ đó, tình trạng khiếu nại về đất đai diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí gay gắt, phức tạp. Trong bức tranh chung về khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta thì số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm một tỷ lệ lớn (tương đương 70%) và diễn biến phức tạp, nhất là số vụ việc khiếu nại đông người liên quan đến đất đai, nhà ở, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

    Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất đã sử dụng quyền khiếu nại – quyền chính trị, pháp lý cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có cơ sở cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể trong quá trình thực thi quyền quản lý nhà nước về đất đai vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, đây cũng là một hình thức trực tiếp tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

    Cuốn sách Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp do Tiến sĩ Võ Phan Lê Nguyễn biên soạn là kết quả của hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn nhiều năm của tác giả, vừa mang tính lý luận, vừa là những tổng kết thực tiễn quan trọng về vấn đề trên. Cuốn sách đã làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm khoa học, đặc điểm của khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Cuốn sách cũng chỉ ra rằng cơ chế giải quyết khiếu nại về đất đai là hệ thống các yếu tố hợp thành, tác động lẫn nhau theo một cách thức đã định sẵn trong quá trình tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại nhằm bảo đảm quyền khiếu nại của người sử dụng đất. Trên cơ sở phân tích các ưu điểm, hạn chế của pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền khiếu nại của người sử dụng đất và hiệu quả giải quyết khiếu nại của các chủ thể có thẩm quyền. Do đó, cuốn sách này có giá trị tham khảo đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và những người làm công tác thực tiễn.

    Với tất cả ý nghĩa đó, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp của Tiến sĩ Võ Phan Lê Nguyễn với đông đảo bạn đọc.

    PGS.TS. NGUYỄN CỬU VIỆT

    (Nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật –

    Đại học Quốc gia Hà Nội)

    Đánh giá Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp
    0.0 Đánh giá trung bình
    5 0% | 0 đánh giá
    4 0% | 0 đánh giá
    3 0% | 0 đánh giá
    2 0% | 0 đánh giá
    1 0% | 0 đánh giá
    Đánh giá Giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam – Lý thuyết, thực trạng và giải pháp

    Chưa có đánh giá nào.