Nhưng kiệt tác kinh điển của Durkheim được nhiều người xưng tụng lại chính là Những hình thái sơ nguyên của đời sống tôn giáo. Đây cũng là tác phẩm đặt nền tảng vững chắc cho môn xã hội học tôn giáo (sociology of religion) được Presses universitaires de France xuất bản lần đầu vào năm 1912. Những quan điểm được Durkheim trình bày trong kiệt tác này có thể được tóm gọn trong những mệnh đề mang tính khẳng quyết như sau:
1. Chức năng xã hội chủ yếu của tôn giáo là củng cố sự gắn kết trong cộng đồng, xã hội (social cohesion).
2. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đem lại trật tự, ổn định, chuẩn hóa các quy tắc đạo đức trong xã hội (social regulation).
3. Khi thờ phượng một đấng thần linh nào đó (Thiên Chúa, Phật, Allah) các tín đồ đang thờ lạy chính xã hội.
4. Bản chất của tôn giáo nằm trong sự tách ly giữa cái thiêng liêng (the sacred) và cái phàm tục (the profane). Chính hai phạm trù này đã định hình cái nhìn tôn giáo của Mircea Eliade (1907-1986), một trong những nhà nghiên cứu tôn giáo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, tác giả của Cái Thiêng và Cái Phàm (The Sacred and the Profane, 1961), một tác phẩm kinh điển trong lãnh vực tôn giáo học với trọng tâm trình bày là lý luận về linh hiện (hierophany) được tác giả định nghĩa là “sự trình hiện của thực thể thiêng liêng” (the manifestation of the Sacred).
Những hình thái sơ nguyên của đời sống tôn giáo (Bìa cứng)
Nhưng kiệt tác kinh điển của Durkheim được nhiều người xưng tụng lại chính là Những hình thái sơ nguyên của đời sống tôn giáo. Đây cũng là tác phẩm đặt nền tảng vững chắc cho môn xã hội học tôn giáo (sociology of religion) được Presses universitaires de France xuất bản lần đầu vào năm 1912. Những quan điểm được Durkheim trình bày trong kiệt tác này có thể được tóm gọn trong những mệnh đề mang tính khẳng quyết như sau:
1. Chức năng xã hội chủ yếu của tôn giáo là củng cố sự gắn kết trong cộng đồng, xã hội (social cohesion).
2. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đem lại trật tự, ổn định, chuẩn hóa các quy tắc đạo đức trong xã hội (social regulation).
3. Khi thờ phượng một đấng thần linh nào đó (Thiên Chúa, Phật, Allah) các tín đồ đang thờ lạy chính xã hội.
4. Bản chất của tôn giáo nằm trong sự tách ly giữa cái thiêng liêng (the sacred) và cái phàm tục (the profane). Chính hai phạm trù này đã định hình cái nhìn tôn giáo của Mircea Eliade (1907-1986), một trong những nhà nghiên cứu tôn giáo vĩ đại nhất của thế kỷ 20, tác giả của Cái Thiêng và Cái Phàm (The Sacred and the Profane, 1961), một tác phẩm kinh điển trong lãnh vực tôn giáo học với trọng tâm trình bày là lý luận về linh hiện (hierophany) được tác giả định nghĩa là “sự trình hiện của thực thể thiêng liêng” (the manifestation of the Sacred).
Bạn phải đăng nhập để đăng bài đánh giá.
Chưa có đánh giá nào.
Chưa có đánh giá nào.