Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng có quan hệ biện chứng với sự phát triển của hệ thống chính trị; mỗi bước trưởng thành của Đảng, của hệ thống chính trị đòi hỏi phải có sự cải tiến, đổi mới phương thức lãnh đạo tương ứng. Đối với phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nêu rõ: “Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo hướng đồng bộ, nghiêm minh, có hiệu lực, hiệu quả. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và giám sát của nhân dân”. Một trong những mục tiêu của Chiến lược về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020 (Kết luận 72-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X) chỉ rõ: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, bổ sung, phát triển quan điểm, nguyên tắc phương pháp, nhiệm vụ, nội dung, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và cán bộ ủy ban kiểm tra, cơ quan UBKT các cấp, bảo đảm hoạt động có chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, phương pháp, quy trình kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại trong Đảng; hoàn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng giữa UBKT với các tổ chức đảng và cơ quan liên quan” và Kết luận 38-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Chiến lược về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020 đã nhấn mạnh: “Tập trung nghiên cứu đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng”. Từ thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng thời gian qua, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong gia đoạn hiện nay, Cuốn sách Hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng ra đời nhằm phân tích, làm rõ thêm về nội hàm khái niệm của 5 phương pháp cơ bản (gồm các phương pháp: Thẩm tra, xác minh; dựa vào tổ chức đảng; phát huy tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng; phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành có liên quan) thực hiện trong công tác kiểm tra, giám sát; làm rõ cách thức thực hiện từng phương pháp; cũng như mối quan hệ giữa 5 phương pháp. Đồng thời kiến nghị, Đề án cần làm rõ thêm về mối quan hệ giữa công tác kiểm tra, giám sát với công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, dân vận và tuyên truyền giáo dục.

Đây sẽ là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cp ủy, t chức đảng, cán bộ, đảng viên, cán bộ kim tra các cấp nghiên cứu, vận dụng thực hiện trong thực tế công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; làm tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ kim tra các cấp; các đề xuất, kiến nghị của Đ án với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và với UBKT Trung ương nếu được chấp thuận thì sẽ được tiếp tục nghiên cứu đ cụ thể hóa và ứng dụng vào thực tiễn.

Nội dung cuốn sách gồm ba chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng;

Chương II: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng hiện nay;

Chương III: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện các phương pháp cơ bản thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

0

Xem tructiep https://socolivezz.cc/

23win 98winn pro