Nhằm đáp ứng yêu cầu và chất lượng đào tạo cử nhân Luật lại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam không chỉ trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về quá trình hình thành và phát triền về nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam mà còn quan tâm nâng cao khả năng nghiên cứu và tiếp cận môn học ở góc độ lịch sử – pháp lý.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh được biên soạn trên cơ sở kế thừa Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam đã được các giảng viên biên soạn trước đó và nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, tài liệu chuyên khảo nghiên cứu sâu sắc về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Giáo trình này chỉ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật Việt Nam từ thời kỳ
Hùng Vương với sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đến nhà nước và pháp luật Việt Nam trong giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; nhà nước và pháp luật Việt Nam dưới thời phong kiến từ thời nhà Ngô cho đến thời nhà Nguyễn; nhà nước và pháp luật thời kỳ Pháp thuộc ở nước ta. Giáo trình này không nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc trình bày tổ chức nhà nước và pháp luật mà đã cố gắng làm rõ những điều kiện về chính trị, kinh tế – xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển của chúng. Từ đó, giúp sinh viên có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan và rút ra được những bài học bố ích từ môn học.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam chưa thể bao quát hết các giai đoạn của lịch sử Việt Nam và cũng chưa thể nghiên cứu toàn diện các thể chế nhà nước và pháp luật của các quốc gia cùng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trong từng giai đoạn đó. Vì vậy, chắc chắn giáo trình sẽ còn những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc để giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện giáo trình.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Tái bản lần thứ bảy)
Nhằm đáp ứng yêu cầu và chất lượng đào tạo cử nhân Luật lại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam không chỉ trang bị cho sinh viên sự hiểu biết về quá trình hình thành và phát triền về nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam mà còn quan tâm nâng cao khả năng nghiên cứu và tiếp cận môn học ở góc độ lịch sử – pháp lý.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh được biên soạn trên cơ sở kế thừa Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam đã được các giảng viên biên soạn trước đó và nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, tài liệu chuyên khảo nghiên cứu sâu sắc về lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Giáo trình này chỉ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật Việt Nam từ thời kỳ
Hùng Vương với sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc đến nhà nước và pháp luật Việt Nam trong giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc; nhà nước và pháp luật Việt Nam dưới thời phong kiến từ thời nhà Ngô cho đến thời nhà Nguyễn; nhà nước và pháp luật thời kỳ Pháp thuộc ở nước ta. Giáo trình này không nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Trong từng giai đoạn của lịch sử dân tộc, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc trình bày tổ chức nhà nước và pháp luật mà đã cố gắng làm rõ những điều kiện về chính trị, kinh tế – xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển của chúng. Từ đó, giúp sinh viên có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan và rút ra được những bài học bố ích từ môn học.
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam chưa thể bao quát hết các giai đoạn của lịch sử Việt Nam và cũng chưa thể nghiên cứu toàn diện các thể chế nhà nước và pháp luật của các quốc gia cùng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trong từng giai đoạn đó. Vì vậy, chắc chắn giáo trình sẽ còn những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của bạn đọc để giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện giáo trình.
Bạn phải đăng nhập để đăng bài đánh giá.
Chưa có đánh giá nào.
Chưa có đánh giá nào.